“ Chiếu Nga Sơn Gạch Bát Tràng ” Và Quyết Tâm Của Một Người Phụ Nữ
Chị Trần Thị Kim Thông sinh ra và lớn lên ở xóm 3, xã Nga Thanh, Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa một làng quê có truyền thống làm nghề trồng cói, dệt chiếu nổi tiếng trong câu ca dao “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”.
Đang xem: Chiếu nga sơn gạch bát tràng
Năm 1982, như bao cô gái thôn quê khác, chị lập gia đình. Theo nghề cha ông để lại, chị đã chọn nghề dệt chiếu cói để mưu sinh. Vạn sự khởi đầu nan, chiếu Nga Sơn lúc đó mẫu mã chưa nhiều, kỹ thuật còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa rộng, sản phẩm làm ra chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương vì vậy không đem lại thu nhập cao, thậm chí nhiều khi hàng làm ra không tiêu thụ được…Quyết tâm giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của quê hương, năm 1989, được Hội LHPN tỉnh giúp đỡ, chị Thông mạnh dạn vay vốn ngân hàng nông nghiệp huyện số tiền 500 ngàn đồng để đầu tư cho sản xuất. Chị tuyển thêm lao động để tăng số lượng sản phẩm làm ra đồng thời tích cực đi chào hàng ở Hà Nội, Lào Cai, Thái Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Chị còn kiên trì tìm đến gia đình các xã trong huyện làm nghề chiếu cói để học cách làm go dệt chiếu, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Với nỗ lực của mình, chị đã giành được những kết quả đáng khích lệ . Từ chỗ chỉ tiêu thụ được 300 lá chiếu với mức thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/ năm, năm 2004- 2005, cơ sở sản xuất của chị đã bán được trên 700 lá chiếu thu nhập được 100 triệu/ năm. Không thỏa mãn với những việc mình đã làm được, chị luôn trăn trở với suy nghĩ: vì sao một vùng quê giàu tiềm năng về nguyên liệu, dồi dào lao động như Nga Sơn mà không giữ được nghề truyền thống? Có phải vì Nga Sơn chưa phát huy hết thế mạnh của mình? Một ý nghĩ táo bạo lóe lên trong tâm trí chị: quyết tâm thành lập doanh nghiệp để giữ lấy thương hiệu, bản quyền “nghề” mà cha ông để lại. Nghĩ là làm, năm 2006, chị thành lập doanh nghiệp mang tên Ninh – Huyên – Thông.
Xem thêm: Phần Cứng Máy Tính Là Gì – Khi Nào Cần Nâng Cấp Phần Cứng Máy Tính
Xem thêm: Canifa Mã Giảm Giá Quần Áo Thời Trang Nam Nữ Khuyến Mãi Giảm Ngay 50%
Lúc mới thành lập doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu vốn sản xuất, vay ngân hàng cần nhiều thủ tục nhưng doanh nghiệp của chị đã sản xuất và tiêu thụ được 63 ngàn lá chiếu. Chị còn ký được hợp đồng với nhiều đơn vị quân đội, Tổng cục Công an V26 sản xuất và tiêu thụ được 130 ngàn lá chiếu với doanh số bình quân trên 1 tỷ đồng/năm.Đầu năm 2009 đến nay, chị quyết định mở rộng diện tích sản xuất, mua thêm 5 máy dệt chiếu với công suất 20 phút/1 lá chiếu, cho công nhân làm 3 ca trong ngày, mở văn phòng đại diện bán hàng qua mạng và tại Hà Nội, nhờ đó đã bán được số lượng 150-170 ngàn lá chiếu.Doanh nghiệp phát triển, sản phẩm chiếu cói đã đứng vững trên thị trường nội địa, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn của huyện, ngành nghề truyền thống của quê hương đã được chị Thông gìn giữ và mở rộng. Hiện nay, cơ sở sản xuất của chị đảm bảo việc làm thường xuyên cho hơn 1 ngàn lao động chủ yếu là chị em phụ nữ, với mức thu nhập từ 700. 000đ – 800. 000đ/tháng. Không chỉ là một nữ doanh nhân năng động, chị Thông còn là một phụ nữ có tấm lòng nhân hậu. Cảm thông hoàn cảnh của 2 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, chị nhận các cháu về nuôi và lo cho các cháu ăn học, tạo việc làm cho các cháu. Đặc biệt, chị còn giúp đỡ hàng trăm chị em phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về vốn để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo với số tiền cho vay không lấy lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Chị cũng là một thành viên hưởng ứng tích cực mọi phong trào của Hội Liên hiệp phụ nữ ở địa phương, cùng các thành viên trong chi hội thăm hỏi, động viên chị em lúc ốm đau, hiếu hỷ, góp phần đưa chi hội phụ nữ của thôn trở thành chi hội xuất sắc luôn đi đầu trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Và chính bản thân gia đình chị cũng là một điển hình trong phong trào ấy.