Đọc Truyện Cho Bé Ngủ Ngon, Tag: 1001 Chuyện Kể Cho Bé Trước Giờ Đi Ngủ
Hãy cùng chúng tôi kể chuyện cổ tích đêm khuya cho bé ngủ ngon giấc nào các Quý phụ huynh ơi! Các mẹ ạ, nếu các mẹ thường xuyên duy trì thói quen kể chuyện cổ tích đêm khuya cho trẻ thì chính là thông điệp giúp các con biết sống hiếu đạo hơn, thông minh hơn và giàu trí tưởng tượng hơn. Trẻ sẽ học được các lắng nghe, nhận biết các nhân vật trong truyện, nắm được cốt truyện và rút ra những bài học thiết thực từ câu chuyện đó.
Đang xem: đọc truyện cho bé ngủ ngon
Kể chuyện cổ tích cho bé ngủ ngon mỗi ngày 10 – 15 phút sau khi con học bài xong sẽ không làm con nhàm chán mà con giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn nữa đấy bố mẹ ạ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao thì các mẹ phải tùy vào độ tuổi của các con mà chọn những câu chuyện cổ tích Việt Nam hay ý nghĩa và phù hợp với khả năng nhận thức của các con đấy nhé!
Dưới đây mình đã tổng hợp cho các bố mẹ những câu truyện cổ tích hay nhất, giàu giá trị giáo dục và nhân văn nhất xin được gửi đến cho con yêu của chúng ta , Quý phụ huynh tham khảo nhé!
Tổng hợp 10 câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất dành cho bé yêu
Cùng đọc ngay những câu truyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa nhất dưới đây để mỗi đêm dành tặng con yêu những giây phút kể chuyện cổ tích việt nam cho con các bố mẹ nha. Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: Kể Chuyện Tiếng Anh Cho Bé Hay Nhất Giúp Con Học Giỏi Tiếng Anh
1. Con cóc là cậu ông trời
Ngày xưa, khi loài vật còn biết nói, có một năm trời hạn hán lớn. Nắng chiếu gay gắt xuống những cánh đồng khô nứt nẻ. Ao hồ cạn nước dần. Cây cỏ khô héo, vàng úa hết.
Người và vật không còn thức ăn, nước uống. Ðã nhiều tháng, loài người cũng như loài vật cầu xin trời mưa để có nước uống, làm mùa, nhưng hình như ông trời kkông nghe thấy.
Lúc đó bọn cóc sống trong hang đã lâu, không có nước uống bèn rủ bọn cua đồng, quyết định kéo lên tìm ông trời để hỏi cho ra lẽ. Khi đi ngang khu rừng gặp một đàn cọp, mắt lờ đờ đang nằm thở hổn hển. Cọp hỏi:
– Trời nắng chang chang mà các anh đi đâu rầm rộ như thế?
Lũ cóc và cua hậm hực đáp:
– Ông trời nắng gần một năm nay, loài cóc, loài cua chúng tôi gần chết khát trong hang, kêu khản cổ mà ổng không chịu mưa. Chúng tôi phải tìm gặp tận ổng để kêu nài, không thì chết hết.
Bọn cọp mừng rỡ kêu lên:
– Vậy các anh cho chúng tôi đi theo, loài cọp chúng tôi không khá gì hơn, khát nước đứng lên không nổi, đến như lũ thỏ, lũ chồn trêu ghẹo trước mặt mà không làm gì được chúng. Tức chết được!
Ði được một đoạn đường nữa thì lũ cóc, cua và cọp chiêu mộ thêm một đàn ong vò vẻ nhập bọn. Tất cả rầm rộ kéo lên cửa trời để kêu nài. Ðến nơi, cóc phân công: Cua và ong thì nấp vào hàng cột phía trước đại sảnh. Còn lũ cóc sẽ được đàn cọp hộ tống vào gặp ông trời. Nếu thương thuyết bất thành xảy ra sự đánh nhau thì khi cóc nghiến răng đàn ong và cua tràn ra tiếp ứng.
Trời nghe tiếng kêu nài ồn ào ngoài cổng, cho là bọn vật nổi loạn, liền sai thiên lôi ra đánh dẹp. Ðàn cọp nhào ra đánh nhau với thiên lôi rất dữ dội. Bọn cóc đồng thanh nghiến răng trèo trẹo. Nghe mật lệnh, cua và ong tràn ra tiếp ứng. Cua nhào vô kẹp, còn ong thì phóng kim chích tới tấp. Ðội thiên lôi của nhà trời đánh không lại phải xin hòa và trời thỏa mãn yêu cầu của bọn cóc.
Từ đó về sau, cứ mỗi lần cóc nghiến răng là trời cho mưa xuống. Vì vậy người ta cho rằng con cóc là cậu ông trời.
2. Đôi ngỗng
Ngày xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa thích, nên ngày hai bữa mâm cơm bao giờ cũng đầy thừa những thức ăn ngon lạ.
Một hôm nhà giàu có khách, một người bạn cũng rất sành ăn uống. Luôn mấy hôm, trong nhà toàn nghe những tiếng dao thớt, nấu nướng.
Đãi khách ăn không còn thiếu một thức ngon nào, một hôm chủ nhà đi qua sân sau, trỏ cho bạn thấy một đôi ngỗng đẹp, bảo sẽ giết thịt để làm tiệc tiễn hành hôm nào khách về.
Thuở ấy loài ngỗng đang còn rất hiếm và thịt ngỗng là một thức ăn sang trọng, chỉ có nhà quyền quý mới nếm được mùi. Hai con ngỗng nghe hiểu tiếng người, lấy làm đau xót vô hạn, vì lời hẹn của chủ nhà là bản án tử hình đối với chúng. Đêm đến, đôi ngỗng kêu than, khóc lóc với nhau để vĩnh biệt trước, rồi khi gà bắt đầu gáy, con ngỗng trống hôn hít vợ xong tới đứng sẵn bên cửa chuồng, đợi người bếp đến bắt đem thịt. Con ngỗng mái đoán biết ý chồng, muốn ngăn cho chồng khỏi chịu chết trước thay mình, mới tranh lấy chỗ, rồi hai vợ chồng ngỗng, con nào cũng muốn hi sinh, giành lấy cái chết về mình để cứu bạn trăm năm. Cứ thế mà đôi lứa tranh giành nhau cho tới khi ngày sáng. Luôn mấy đêm liền cảnh đòi chết liên tiếp diễn ra ở trong chuồng ngỗng. Rốt cuộc để tránh khỏi sự tranh giành nhau nữa, cả hai cùng thỏa thuận ngủ ngang hàng, song song cạnh nhau. Hai con lại cùng thề nguyền rằng sau khi một trong đôi lứa chết đi thì con còn sống sẽ ăn chay suốt đời để nhớ kẻ đã mất.
Những tiếng thở than, tranh giành của đôi ngỗng vẳng đến tai của người khách. Mấy lần khách lại gần chuồng để nghe câu chuyện của hai vợ chồng ngỗng vì khách hiểu được tiếng nói của các loài chim. Những lời thề nguyền, trối trăn tha thiết của đôi ngỗng làm động lòng khách sành ăn.
Qua hôm sau, khách ngỏ lời từ giã chủ nhân và bảo rằng mình không thích ăn thịt ngỗng, bởi đã mấy lần nếm qua rồi mà thấy thịt loài này không ngon. Lời bịa đặt ấy đã cứu mạng cho đôi vợ chồng ngỗng. Song từ đó, chúng vẫn giữ lời thề trước, chỉ ăn toàn rau cỏ, ngũ cốc thôi, chứ không động tới thịt các sinh vật khác. Cũng từ ngày ấy loài ngỗng theo thói quen ngủ sát cạnh nhau.
3. Chú voi tốt bụng
Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi.
Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt.
Bỗng một chú voi xuất hiện, chú dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt con. Vịt con và gà con cùng cảm ơn chú voi. Vịt và gà con lại rủ nhau ra ao chơi. Chân vịt con có màng nên vịt bơi lội rất giỏi, còn gà con vô ý nên bị ngã xuống ao, vì không biết bơi nên gà con bị ướt sũng nước, lạnh đến phát run.
May quá, chú voi lại đi tới. Chú cứu gà con lên, chú còn đùa nghịch dùng vòi phun đầy nước vào gà và vịt con. Gà và vịt cười vang bỏ chạy, còn lũ ruồi đậu trên lưng chú voi cũng phải hốt hoảng bay đi.
Sau đó voi dùng vòi thổi kèn acmônica. Chú thổi hay đến nỗi gà con và vịt con đang chơi vui cũng phải chạy đến, những chú chim trên cành cây cũng ngừng hót để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời mà voi thổi.
Gà và vịt con rất yêu chú voi tốt bụng. Chúng thích vui đùa và nhảy vào nằm trong lòng chú voi. Chúng cảm thấy ấm áp và hết sức an toàn.
4. Cáo cụt đuôi
Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy.
Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác, vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó, nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này.
Nó kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết.
Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn chỉ vì cái đuôi của mình.
Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết, nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo, họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú. Với những chứng cứ về tính nguy hiểm và vô dụng của cái đuôi, Cáo Già nói, nó khuyên tất cả các con Cáo nên về cắt đuôi đi, nếu muốn được sống cho an toàn.
Khi nó vừa nói xong, một cụ Cáo đứng dậy, nói và cười mỉm:
“Lão Cáo, xin lão vui lòng quay mặt đi chỗ khác một chút, rồi chúng tôi sẽ trả lời lão.”
Khi con Cáo Cụt Đuôi tội nghiệp quay mặt đi, cả làng Cáo ồ lên cười và la ó, lúc đó Cáo Cụt Đuôi biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì cũng chẳng có ích gì nữa.
Lời bàn: Đừng bao giờ nghe lời những người không muốn bạn hơn họ.
5. Chú chim nhỏ lười biếng
Có một chú chim nhỏ được bố mẹ cưng chiều nên rất lười biếng. Hàng ngày, ngoài việc ăn chơi và ngủ, chú chẳng làm gì cả. Một hôm các bạn chim rủ rê:
– Chim nhỏ ơi, hãy học bay cùng với tụi mình đi.
– Học bay làm gì? Tớ có bố mẹ chăm sóc, bảo vệ rồi nên không cần học nữa đâu.
Nói rồi chim nhỏ bỏ đi chỗ khác, lấy bánh trái ra ăn. Các bạn chim chỉ biết lắc đầu rồi kéo nhau đi học bay. Chim nhỏ vừa thưởng thức đồ ăn vừa lầm bầm:
– Mình không ngốc khi có đồ ăn ngon mà không ăn, lại đi học những thứ vô bổ.
Một tháng qua đi, các bạn chim đều đã biết bay. Chúng rủ nhau đến thăm chim nhỏ và ngạc nhiên khi thấy nó rất béo ú. Chim nhỏ thì chẳng quan tâm
6. Sự tích Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi.
Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Xem thêm: Cách Thông Tia Sữa Bị Tắc Tia Sữa Tại Nhà Hiệu Quả Và An Toàn
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
7. Sư tử và chuột
Sư tử đang ngủ. Chuột chạy qua trên người sư tử làm nó chòang tỉnh và tóm được chuột. Chuột lên tiếng van xin sư tử tha mạng.
Chuột nói:
– Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Sư tử bật cười vì chuột nhắt hứa sẽ làm điều tốt cho nó, nhưng cũng thả chuột ra.
Về sau những người thợ săn tóm được sư tử và lấy dây trói sư tử vào thân cây.
Chuột nhắt nghe tiếng sư tử gầm, chạy đến cắn đứt dây thừng và nói:
– Ông có còn nhớ là khi đó ông cười, ông không nghĩ là chuột nhắt cháu lại có thể làm cho ông một điều tốt nào. Còn bây giờ ông thấy đó, có khi chuột nhắt cũng làm được việc lắm chứ.
8. Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ
Ngày xửa ngay xưa, xưa lắm rồi khi mà muôn thú, cây cỏ, con người còn trò chuyện được với nhau. Trên đồng cỏ rậm ven khu làng có một loài cây gọi là cây đa.
Đó là một thứ cây to, khỏe, lá của nó rậm rạp đến nỗi không một tia nắng nào có thể lọt qua được. Vào những ngày trời nắng nóng người ta thường nghỉ chân một lát và trò chuyện hàn huyên cùng cây dưới bóng cây mát rượi. Mọi người ai cũng biết rằng cây đa rất thông thái vì cây đã có tuổi, đã từng trải. Một hôm, có một cậu bé chăn cừu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây sau một ngày dài phơi mình dưới nắng cậu bé thấy người mệt mỏi và nóng bức. Một làn gió mơn man thổi thoa nhẹ lên tấm thân mỏi mệt của chú bé. Cậu bé bắt đầu thấy buồn ngủ.
Vừa đặt mình xuống cậu bé bỗng ngước mắt nhìn lên những cành cây. Bấy giờ cậu bé bỗng thấy mình thật kiêu hãnh, cậu vẫn thường hay khoe với mọi người rằng cậu có tài chăn cừu và đàn cừu của cậu nhờ vậy mà lớn rất nhanh. Khi cậu bé phát hiện ra cây đa chỉ có những chùm quả rất nhỏ nó bắt đầu thấy ngạc nhiên. Cậu bắt đầu chế giễu: hư, một cái cây to khỏe thế này mà làm sao chỉ có những bông hoa những chùm quả bé tí tẹo thế kia, mọi người vẫn bảo là cái cây này thông thái lắm kia mà nhưng làm sao nó có thể thông thái khi mà quả của nó chỉ toàn bé xíu như vậy. Dĩ nhiên là cây đa nghe hết những lời của cậu bé nhưng cây vẫn im lặng và cành lá chỉ khẽ rung rinh đủ để cho gió cất lên khúc hát ru êm dịu. Cậu bé bắt đầu ngủ, cậu ngáy o o…. Cốc. Quả đa nhỏ rụng chính giữa trán của cậu bé, nó bừng tỉnh nhưng càu nhàu: “gừm… người ta vừa mới chợp mắt được có một tí”, rồi nó nhặt quả đa lên chưa hết chưa biết định làm gì với quả đa này bỗng nhiên cậu bé nghe thấy có tiếng cười khúc khích, cậu nghe thấy cây hỏi:
“Có đau không ?”.
“Không nhưng mà làm người ta mất cả giấc ngủ”.
“Đó là bài học cho cậu bé to đầu đấy. Cậu chẳng vừa nhạo tôi là chỉ sinh ra toàn những quả nhỏ xíu là gì”.
“Tôi nhạo đấy tại sao người đời lại bảo bác là thông thái được nhỉ? Phá giấc ngủ trưa của người khác! Thế cũng là thông minh chắc! ”.
Cây cười và nói: “ này này anh bạn anh hãy nghe đây những chiếc là của tôi cho cậu bóng mát để cậu lấy chỗ nghỉ ngơi. ừ thì cứ cho là quả của tôi nó bé đi chăng nữa nhưng chẳng lẽ cậu không thấy rằng tạo hóa hoạt động rất hoàn chỉnh đó sao. Cậu thử tưởng tượng xem, nếu quả của tôi to như quả dừa thì điều gì sẽ xảy ra khi nó rơi vào đầu cậu”.
Cậu bé im thin thít: “ừ nhở”. Câu chưa hề nghĩ đến điều này bao giờ cả.
Cây lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Những người khiêm tốn có thể học hỏi rất nhiều điều từ việc quan sát những vật xung quanh đấy cậu bé ạ”.
“Vâng bác đa bác cứ nói tiếp đi”.
“Cậu hãy bắt đầu làm bạn với những gì ở quanh cậu. Chúng ta tất cả đều cần tới nhau. Cậu cứ nhìn bầy ong kia mà xem. Nhờ có ong mà hoa của tôi mới có thể trở thành quả. Thế còn bầy chim kia thì sao. Chúng làm tổ ngay giữa tán lá của tôi đây này. Những con chim bố mẹ kia phải làm việc vất vả cả ngày để bắt sâu nuôi con và cậu có biết việc làm đó có ý nghĩa gì với tôi không?”.
“Không, có ý nghĩa gì vậy hả bác?”.
“Sâu ăn lá chính vậy loài chim kia chính là những người bạn của tôi. Chúng còn giúp cả cậu nữa đấy, sở dĩ cừu của cậu có đủ lá và cỏ để ăn là vì chim chóc đã tiêu diệt hết các loài côn trùng và sâu bọ. Và chưa hết đâu cậu bé ạ!”.
“ Còn gì thế nữa hả bác đa”.
“Cậu hãy nhìn xuống chân mình mà xem, những chiếc lá rụng tạo thành lớp thảm mục, những con sâu đào đất ngoi lên để ăn lá, chúng đào đất thành những lỗ nhỏ, nhờ đó không khí có thể vào được trong đất. Có không khí trong đất nên bộ rễ của tôi mới khỏe thế nào đấy. Rễ khỏe nên tôi cũng khỏe hơn. Nào thế bây giờ cậu trẻ đã hiểu chưa?”.
“Cháu hiểu rồi thưa bác. Bác tha lỗi cho cháu nhé vì đã cười nhạo bác bác đa ạ”.
“ Không sao bây giờ cháu hãy ra dắt cừu về đi”
Có thể cậu bé chăn cừu không phải ngay sau đó sẽ trở nên khiêm tốn, học hỏi luôn được nhưng rõ ràng là cậu đã nhận ra người ta không thể sống lẻ loi phải không các bé.
9. Anh trai cày và lão nhà giàu
Thuở xưa, có một lão nhà giàu tham lam, bủn xỉn không ai bằng.
Tết đến, hắn ta rất thèm rượu nên bảo anh trai cày làm thuê cho nhà hắn mang chai ra chợ mua rượu mà lại không đưa tiền.
Anh trai cày ngạc nhiên hỏi:
– Thưa ông, không có tiền làm sao mua rượu được ạ?
– Ồ, có tiền thì ai mua chả được, không tiền mà mua được rượu mới là người thông minh tài giỏi chứ!
Nói xong, lão vỗ đùi cười ha hả, lấy làm đắc chí lắm! Hắn nghĩ bụng, thế nào anh trai cày cũng bỏ tiền túi ra mua để được tiếng là thông minh, tài giỏi.
Nghe lão nhà giàu nói vậy, anh trai cày liền cầm chai ra chợ. Một lát sau, anh xách chai về và đưa cho nhà chủ:
– Rượu đây mời ông uống đi.
Lão nhà giàu thấy chai không, tức mình, trợn tròn mắt, hỏi:
– Ồ! Chai không thế này có chi mà uống?
Anh trai cày vừa cười vừa đáp:
– Rượu đầy chai thì ai mà chả uống được, chai không mà vẫn uống được mới là người tài giỏi chứ!
Nói xong, anh bỏ đi để mặc lão nhà giàu đứng tiu nghỉu nhìn cái chai không.
10. Con công và con quạ
Ngày xưa, con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công:
Bạn nghĩ xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: “Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích”. Còn như con hạc, cái hình, cái dáng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:” Hạc đứng chầu Vua…”. Còn như anh em ta đây! Than ôi! Thân hình thật không còn giống nào xấu bằng!
Công nói:
– Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?
Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng:
– Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?
Công bằng lòng.
Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác nhiều.
Đến lượt công tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít của biết bao chú chim ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi:
– Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?
Đàn chim nói:
– Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương Nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác…. Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đâỵ Anh làm gì đấy?… Hay ta cùng đi một thể?
Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Nó nói với công:
– Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, sẵn đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ. Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.
Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười. Quạ tức lắm…, bèn ngắm lại mình thì ôi thôi…. Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn.
Xem thêm: Nhận Biết Ho Có Đờm Và Cách Trị Ho Có Đờm Cho Trẻ Nhỏ, Mẹo Giúp Loãng Đờm Cho Trẻ
Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữa, trừ nơi hoang dã vắng vẻ.
Khép lại những câu truyện cổ tích việt nam trên đây, chắc chắn con yêu của chúng ta đã chìm vào giấc ngủ với những giấc mơ đẹp phải không các mẹ? Hãy thường xuyên bớt chút thời gian thay vì lướt fb, zalo, hãy kể chuyện cổ tích cho con để con thỏa sức khám phá và trau dồi đạo đức các mẹ nhé!