Mẹ & Bé

NhữNg Thứ CầN ChuẩN Bị Khi đI Sinh Đầy Đủ Và Tiết Kiệm Nhất

Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

*

Tôi quyết định từ đầu là sẽ cố không lo lắng khi có dấu hiệu chuyển dạ. Tôi có thai khá dễ dàng cũng như mang thai rất suôn sẻ. Cả mẹ và chị tôi đều sinh rất nhanh. Hi vọng đó là do di truyền và tôi cũng vậy. Khi đọc sách thấy có nói 75% mẹmang thaicon đầu lòng sẽ quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tôi cũngchuẩn bị tinh thần trước khi sinh, và tôi luôn cảm thấy thoải mái về chuyện mang bầu.

Đang xem: Những thứ cần chuẩn bị khi ä‘i sinh

Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh

Con bé được dự sinhvào ngày 24/3. Thứ bảy ngày 26, cũng là kỉ niệm 1 năm ngày cưới. Chúng tôi cũng khá dè dặt xem sẽ làm gì cho ngày đó. Chúng tôi đã lái xe lên núi Tamborine chơi. Đường cũng hơi dằng xóc 1 chút. Cũng có người nói với chồng tôi là đường xóc 1 chút cũng giúp khởi phát chuyển dạ. Vậy mà tôi chẳng biết gì cả.

Tham khảo: Tính ngày dự sinh

Ngày thứ bảy đó, ngay trước chuyến đi, tôi đã bắt đầu có những cơn đau không thường xuyên. Nhưng theo dõi cơn gò thì tôi nghĩ là báo động giả. Ngày chủ nhật thậm chí chúng tôi còn đi siêu thị mua rau củ mà không hề lo lắng gì.

Những cơn đau bắt đầu thường hơn vào lúc 6 giờ tối, cách nhau khoảng 7-10 phút/lần. Đến 9 giờ tối thì những cơn đau bắt đầu mạnh hơn và chỉ còn cách nhau 7 phút/lần. Đến 11 giờ tối thì chúng vẫn cách nhau khoảng 7 phút. Chúng tôi quyết định đi ngủ. Nhưng tôi thì không chợp mắt được tí nào vì những cơn co liên tục. Tôi phải ra phòng khách để chồng không bị đánh thức.

Tham khảo: Hiện tượng đau đẻ

Bệnh viện dặn chúng tôi không cần nhập viện cho đến khi những cơn gò cách nhau 3 phút mỗi cơn. Tôi cố gắng chờ vì những cơn đau vẫn cách nhau khoảng 7 phút mặc dù tôi có cảm giác đau nhiều hơn.

Khoảng 3:30 sáng tôi vào nhà vệ sinh và bị chảy máu lần 2. Tôi quyết định gọi bệnh viện. Họ vẫn bảo không có gì lo lắng nhưng cứ vào viện để kiểm tra.

Khoảng 4 giờ sáng, tôi gọi chồng dậy và chúng tôi đem theo giỏ đi sinh để vào viện. Khi kiểm tra bác sĩ thông báo cổ tử cung tôi đã mở được 4cm và thậm chí bác sĩ còn sờ được đầu em bé. Đây chưa phải là phòng sinh nhưng có sẵn toilet và vòi sen. Họ bảo tôi chờ đây trong khi họ tìm phòng sinh trống. Thế là tôi thay đồ và tắm trong lúc những cơn đau vẫn tiếp diễn. Tôi không ngờ đi tắm có thể giảm đau như vậy. Khi chuyển qua phòng chờ sinh, tôi mới nhận ra nước nóng giảm đau thật hiệu quả.

Nữ hộ sinh trông tôi hơi khó chịu, may là sau khi đem thuốc giảm đaucho tôi thì ca trực của cô ấy hết. Người trực tiếp theo là Andrea thì hết sức tuyệt vời. Thuốc giảm đau không giảm đau tí nào nhưng giúp tôi thư giãn được một chút và ngủ lấy sức. Khoảng một tiếng sau đó tôi báo Andrea là tôi muốn rặn. Cô ấy khuyên tôi chờ cô ấy kiểm tra xem cổ tử cung đã giãn đủ hay chưa.

Xem thêm: Hướng Dẫn Lấy Hóa Đơn Tiền Điện Cho Mọi Gia Đình, Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Hóa Đơn Tiền Điện Mới Nhất

Đột nhiên cô ấy liền gọi người hỗ trợ (bình thường thì sẽ có 2 nữ hộ sinh trong phòng) và chuẩn bị sinh. Chính cô ấy cũng hơi ngạc nhiên. Khoảng 20 phút sau đó thì con bé chào đời.

Họ phải dùng dụng cụ hút để hút sạch đàm nhớt cho bé vì bé hơi tái. Bé thở được nhưng không khóc. Họ bảo tôi là thuốc giảm đau thúc đẩy sinh nhanh hơn.

Khí oxy chả giúp gì. Tôi chỉ cảm giác nó một lúc rất nhanh khi bé đã ra đời.

Nếu tôi có gì để chia sẻ thì tôi khuyên bạn nên ăn trước khi vào bệnh viện. Vì sau khi nhập viện thì bác sĩ sẽ không cho bạn ăn nữa. Tôi đã rất đói lúc chịu đựng những cơn đau đến độ tôi nghĩ tôi có thể ăn hết cả con ngựa.

Có điều là những cơn đau của tôi cũng còn xa lắm. Nếu tôi chờ tận lúc các cơn đau cách nhau 3 phút thì có thể là không kịp. Nữ hộ sinh cho rằng trong lúc thăm khám đã làm vỡ ối nên chuyển dạ nhanh hơn.

Tham khảo: Cách rặn đẻ dễ dàng

Tôi nghĩ luôn có ngoại lệ nên nếu bạn cảm thấy bé sắp ra đời, hãy cứ vào bệnh viện.

Xem thêm: Cẩm Nang Cân Nặng Thai Nhi Tiêu Chuẩn Who Theo Tuần Tuổi Khiến Mẹ Không Ngờ

Để biết thêm, mời bạn đọc bàiSinh con

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mụcChăm sóc sau sinhhoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ vềGóc Chuyên Giacủa icreo.com.vn® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mụcCách chăm sóc béhoặc tìm hiểuBảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button