Mẹ & Bé

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục

Trẻ sơ sinh bị táo bón là vấn đề mà nhiều bà mẹ bỉm sữa đang gặp phải. Với kinh nghiệm còn ít ỏi, nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi bé nhà mình rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ sơ sinh ít đi cầu cũng đc coi là táo bón. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ nguyên nhân, cách nhận biết và biện pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị táo bón.

Đang xem: Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? nguyên nhân và biện pháp khắc phục

*

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng táo bón

Trẻ sơ sinh đi cầu thế nào là bình thường?

Độ cứng hay mềm của phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào loại thức ăn mà bé được cho ăn. Nó cũng sẽ thay đổi theo thời gian khi bé bắt đầu được bổ sung thức ăn đặc và khi hệ tiêu hóa của bé trở nên hoàn thiện hơn.

Trẻ chỉ được bú sữa mẹ có xu hướng đi ngoài phân lỏng và chảy nước đầu tiên. Phân của bé bắt đầu cứng hơn một chút và tần suất giảm đi theo thời gian. Ở một số trẻ sơ sinh, có thể vài ngày bé mới đi cầu một lần.

Trẻ bú sữa công thức có xu hướng phân cứng hơn trẻ bú sữa mẹ và tần suất đi cầu ít hơn.

Sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), phân của trẻ sẽ cứng hơn một chút. Những sự thay đổi này là một phần trong sự phát triển bình thường của trẻ, phân sẽ từ thể lỏng và chảy nước đến mềm nhưng chắc.

Khi nào trẻ sơ sinh được coi là táo bón?

Táo bón ở trẻ sơ sinh rất ít khi xảy ra, nhưng không phải là không có. Nếu cha mẹ lo lắng bé nhà mình có thể bị táo bón, hãy lưu ý những dấu hiệu sau:

Bé khóc nhiều hơn bình thường và thường xuyên khó chịu, cáu kỉnh, đau đớn khi đi cầu. Cha mẹ có thể nhận thấy bé có dấu hiệu ưỡn lưng và siết chặt các cơ ở mông.Phân khô, cứng ở trong tã của bé. Phân cứng, lớn gây đau đớn cho trẻ khi đi cầu, hoặc nó có thể cứng, nhỏ giống như phân dê.Thấy có vết máu ở trong tã của bé. Điều này có thể xảy ra khi phân cứng gây ra những vết rách li ti ở niêm mạc hậu môn của bé.Ăn không ngon. Nếu bé sơ sinh bị táo bón, bé sẽ cảm thấy no khá nhanh và không muốn ăn nhiều nữa.Cảm thấy bụng cứng. Táo bón khiến bé đầy hơi, chướng bụng, khiến bụng của bé săn chắc hơn bình thường.

*

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, cáu kỉnh khi đi cầu là dấu hiệu trẻ bị táo bón

Một dấu hiệu khác nghe có vẻ kỳ lạ, đó là phân lỏng chảy són cũng có thể là dấu hiệu của táo bón. Nguyên nhân bởi nếu phân cứng làm tắc nghẽn tại trực tràng của bé, thì phân lỏng có thể trượt qua và són ra tã của bé.

Nguyên nhân gây táo bón trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, em bé có thể gặp khó khăn trong việc đi ị vì một trong những lý do sau:

Sữa công thức

Trẻ bú sữa công thức có xu hướng dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, khiến phân cứng và cồng kềnh, khó đi.

Đặc biệt, không có gì lạ khi lần đầu tiên chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức mà bé lại bị táo bón trong một thời gian ngắn do hệ tiêu hóa của bé chưa thích ứng kịp.

Khi cho trẻ bú sữa công thức, điều quan trọng là cha mẹ cần làm theo hướng dẫn in trên bao bì khi pha sữa cho bé. Quá nhiều bột và ít nước có thể khiến bé mất nước dẫn tới táo bón.

Trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm

Thường trẻ sơ sinh bị bón khi bắt đầu ăn dặm, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen với việc chuyển từ thức ăn lỏng là sữa sang thức ăn đặc là cháo, bột…

Trẻ bị mất nước

Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước nhanh hơn rất nhiều so với người lớn, đặc biệt là khi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất lỏng, quá ấm hoặc trẻ bị sốt, nôn mửa. Khi trẻ bị mất nước sẽ làm cho phân của trẻ bị khô và khó đi tiêu dẫn đến táo bón.

*

Trẻ bị sốt dễ bị mất nước khiến trẻ bị táo bón

Tình trạng bệnh lý

Nguyên nhân ít phổ biến hơn, đó là táo bón có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của bé.

Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng, vì tình trạng này chỉ chiếm ít hơn 5% trẻ sơ sinh táo bón và các bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng. Có nhiều khả năng chứng táo bón của bé là do một trong các vấn đề trên và có thể dễ dàng điều trị.

Xem thêm: Ngạo Kiếm Vô Song – Tiêu Dao Giang Hồ Tình ( Ost)

Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Một số mẹo dưới đây giúp giảm táo bón cho trẻ sơ sinh

Massage và tăng cường vận động cho trẻ

Cha mẹ hãy thử di chuyển nhẹ nhàng chân của bé như động tác đang đạp xe, động tác này giúp thư giãn các cơ và giúp bé đi cầu dễ dàng hơn. Mẹ cũng nên thử xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng của bé vài lần một ngày để kích thích hệ tiêu hóa của bé.

*

Massage giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh

Bổ sung thêm chất lỏng cho bé

Nếu bé bị táo bón do thiếu chất lỏng thì việc cho bé uống thêm đồ uống có thể có tác dụng. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, hãy cho bé bú nhiều lần hơn trong ngày.

Nếu trẻ bú sữa công thức, hãy cho trẻ uống thêm nước trong bình hoặc trong cốc giữa các lần bú. Tuyệt đối không thêm nước vào sữa công thức của trẻ, vì điều đó sẽ khiến trẻ không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu bé đã trên 6 tháng tuổi, có thể cho bé uống thêm nước trái cây đã được pha loãng (một phần nước trái cây với 10 phần nước). Có nhiều mẹ mách nhau rằng nước cam có thể chữa táo bón, nhưng trên thực tế, nươc sép mận, lê hoặc táo lại có tác dụng hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước.Nếu bé bú sữa công thức, hãy cân nhắc về việc chuyển sang một loại sữa khác hoặc nhãn hiệu sữa công thức khác.

Nếu bé bú sữa mẹ. hãy thử thay đổi chế độ ăn uống của mẹ xem sao. Hãy ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm chất xơ, uống thêm nước và hạn chế ăn các đồ cay, nóng, chất kích thích để hạn chế táo bón ở trẻ.

Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy đảm bảo cung cấp thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn của trẻ. Các loại trái cây như mơ, lê, mận khô, đào và rau củ như khoai lang, đậu hà lan, bông cải xanh và rau bina đều là những lựa chọn tuyệt vời. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bánh mì nguyên cám và các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ hơn.

*

Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn của mẹ và bé để giảm táo bón

Thuốc nhuận tràng

Nếu việc sử dụng các mẹo trên không có tác dụng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc để giảm bớt tình trạng táo bón của bé, đó có thể là thuốc nhuận tràng thẩm thấu có chứa macrogol hoặc lactulose.

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và thời điểm sử dụng thuốc để giảm táo bón cho bé.

Fitobimbi Isilax – Thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp phòng chống và điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Fitobimbi Isilax được sản xuất từ 100% từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu, đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ nhất về chất lượng và đảm bảo:

Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràngChuẩn hóa theo tiêu chuẩn châu ÂuSản xuất trên dây truyền GMP Hoa Kì (trong đó cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp là tốt nhất)Sản phẩm có hương vị dễ chịu, tiện lợi khi sử dụng

Các loại dược liệu được sử dụng trong Isilax Bimbi gồm có Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), Dịch chiết quả Mận (Prunus domestica), Dịch chiết quả Táo tây (Malus domestica), Dịch chiết cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric), Inulin, Pectin Táo.

Xem thêm: Các Món Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Ăn Được Những Gì ? Bé Sơ Sinh 5 Tháng Tuổi Ăn Được Những Gì

Sự kết hợp của các loại thảo dược tạo ra một công thức độc đáo có tác dụng trên táo bón trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo nhiều cơ chế khác nhau nhằm lấy lại khả năng đi ngoài tự nhiên của trẻ, không gây mất cân bằng nước – điện giải, không gây mất phản xạ hoặc đi tiêu không chủ động.

Táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu là táo bón chức năng ở mức độ nhẹ. Do đó, để táo bón không tiến triển thành mãn tính, cha mẹ cần phát hiện và kịp thời xử lý.

Nói chung, đừng quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh bị táo bón. Đây là điều thông thường sẽ xảy ra sớm hoặc muộn, đặc biệt là nếu trẻ bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm. Với các mẹo đã kể trên cùng với sự chăm sóc từ các bác sĩ, bé sẽ sớm đi cầu dễ dàng và đều đặn trở lại ngay thôi cha mẹ nhé!

Viết bình luận

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mẹ & Bé

Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón, Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh 0

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện đa khoa Quốc tế icreo.com.vn Hải Phòng.

Đang xem: Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiều mẹ gặp phải khi đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Đứng trước tình trạng này nhiều mẹ thường tỏ ra bối rối và sợ hãi vì chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề này. Một vài chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích cho những bà mẹ khi con gặp phải trường hợp trên.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là điều thường gặp nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để nhận biết tình trạng này ở con trẻ. Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh ở trẻ.

1.1. Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều bạn cần biết

Trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó khó chịu là một dấu hiệu của bệnh táo bón. Do thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thụ, đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Điều này khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc. Thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa, đào thải nên trẻ biếng ăn.

Bình thường trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 8 – 12 tháng đi vệ sinh trung bình khoảng 1 – 2 lần/ngày. Còn với những bé đã dùng sữa ngoài thì số lần đi ngoài sẽ giảm. Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, phân bón cục rắn và trẻ đi có biểu hiện rặn rất khó khăn. Đặc biệt, trẻ phải dùng rất nhiều sức để đẩy phân ra khiến mặt bé nhăn nhó, đỏ bừng. Những dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đã mắc bệnh táo bón.

Khi mẹ sờ bụng bé thấy bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé bị khó tiêu, đầy bụng. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.

Táo bón ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính khiến bé gặp phải tình trạng này.

Do trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như tình trạng bệnh lý của con. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé cũng khiến bé dễ bị táo bón.

Để bé không bị táo bón, mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hay các loại củ quả tươi. Đây là những loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa chua thường xuyên cũng khiến lợi khuẩn của mẹ tốt hơn.

2.2. Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều bạn cần biết
Trẻ dùng sữa công thức sớm sẽ dễ bị bệnh táo bón (Ảnh: Internet).

Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé phát triển chưa hoàn thiện sẽ khó mà tiêu hóa được. Đồng thời đây cũng là loại sữa được coi là khó tiêu hóa và nếu mẹ cho bé uống pha không đúng công thức thì khả năng bé bị táo bón là rất cao.

2.3. Do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì việc bé bị táo bón đôi khi là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm.

3. Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ, bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.

Xem thêm: 11+ Cách Trị Rôm Sảy Cho Bé Bị Rôm Sảy Bôi Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi Và An Toàn?

Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là biện pháp lâu dài và hiệu quả để phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

3.2. Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.

3.3. Massage bụng cho bé

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều bạn cần biết
Massage bụng giúp bé kích thích đi ngoài (Ảnh: Internet).

Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Bạn xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.

3.4. Dùng nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này.

Trên đây là những thông tin cần biết về táo bón ở trẻ sơ sinh. Hi vọng rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm khi con mình bị táo bón. Chúc cha mẹ cải thiện được thành công tình trạng tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Nếu áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mà tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn không cải thiện thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám sớm, tránh để tình trạng này kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Cha mẹ có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế icreo.com.vn để các bác sĩ Nhi sơ sinh tư vấn, thăm khám.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế icreo.com.vn, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108,… Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, icreo.com.vn cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành.Kỹ thuật chuyên sâu: icreo.com.vn đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, icreo.com.vn còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Xem thêm: Ô Mai Mơ Hồng Lam 5 – Ô Mai Hồng Lam, Cửa Hàng Trực Tuyến

Mọi thông tin chi tiết về cách đặt khám với các bác sĩ Nhi khoa hàng đầu icreo.com.vn, Khách hàng vui lòng liên hệ đến Hệ thống y tế icreo.com.vn trên toàn quốc.

Regarding to detail consulting, please call the HOTLINE or book the APPOINTMENT. You can also install Myicreo.com.vn application (available on Android and iOS) for booking and managing your bookings effectively.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button