Mẹ & Bé

Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Bọt? Bệnh Viện Bắc Hà

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt là hiện tượng khá phổ biến đối với các bé sơ sinh từ 0 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh, chính vì thế chúng tôi đã tổng hợp các thông tin triệu chứng bệnh đi ngoài nhầy, ra bọt để giúp bạn có thể theo dõi sức khoẻ bé tốt nhất nhé.

Đang xem: Cần làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt? bệnh viện bắc hà

1. Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh thông thường sau khi bú sữa mẹ thì bé sẽ đi ngoài từ 5 – 7 lần mỗi ngày theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Phân của trẻ sơ sinh có kết cấu hơi mềm và có màu vàng tuy nhiên đây là biểu hiện bình thường và nhiều người thường lầm tưởng rằng bé bị tiêu chảy. Khi các bé sơ sinh bị tiêu chảy sẽ có tần suất đi ngoài từ 10 lần trở lên trong 1 ngày với dạng phân lỏng, có nhiều nước đặc biệt sẽ có hiện tượng sủi bọt liên tục. Đi kèm với đó là những dấu hiệu như quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú,…

*

Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Hầu hết hiện tượng này thường xảy ra phổ biến ở các bé từ 0 tháng tuổi đến khoảng 36 tháng do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện và khả năng đề kháng kém. Khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng đi ngoài nhầy, ra bọt bố mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh sớm nhất để được điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

2.1. Loạn khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và chưa phát triển toàn diện nên khả năng đề kháng kém dễ khiến trẻ mắc các bệnh tiêu hoá phổ biến là rối loạn tiêu hoá. Bệnh rối loạn tiêu hoá có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và phần lớn do mất cân bằng các loại vi khuẩn có lợi có hại khiến tăng nhu động ruột của trẻ.

*

Nguyên nhân đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Thông thường, vi khuẩn thường tồn tại trên nhiều loại vật dụng sử dụng hàng ngày cho bé như bình sữa, núm ti giả, đồ chơi, thậm chí các bé bú sữa mẹ trực tiếp cũng có thể nhiễm khuẩn nếu mẹ không vệ sinh sạch khuẩn trước khi cho bé ngậm ti. Nếu trường hợp các bé sơ sinh có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần và đi ngoài ra bọt thì người lớn cần lưu ý theo dõi tình trạng phân để thông báo chính xác đến bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ.

2.2. Sử dụng sữa công thức

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa công thức với các loại hoạt chất khác nhau dành cho trẻ sơ sinh và được sử dụng phổ biến nhờ sự tiện lợi cũng như có thể giải quyết tình trạng cạn sữa mẹ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp để sử dụng sữa công thức vì trong các loại sữa này thường chứa chất lactose khá nhạy cảm với hệ tiêu hoá của cả người lớn và đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi trẻ sơ sinh dị ứng với thành phần lactose của sữa công thức sẽ có biểu hiện đầu tiên chính là tiêu chảy. Nếu trường hợp này kéo dài trong nhiều ngày sẽ dễ khiến trẻ đi ngoài có bọt.

*

Sử dụng sữa công thức không phù hợp có thể khiến trẻ bị đi ngoài ra bọt

2.3. Giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm

Đối với các bé sơ sinh từ 6 tháng ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm các loại thức ăn như bột, cháo, rau củ nghiền nhuyễn,… sẽ dễ gặp hiện tượng đi ngoài ra bọt trong thời gian đầu. Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy rằng sau thời gian tiêu hoá các loại sữa bột, sữa mẹ thì khi hệ tiêu hoá tiếp cận các loại thức ăn dặm sẽ có một số phản ứng khiến trẻ bị tiêu chảy.

*

Giai đoạn ăn dặm thường sẽ xuất hiện đi ngoài ở trẻ

Đây cũng là phản ứng khá tự nhiên của cơ thể trẻ sơ sinh. Nếu trẻ đi ngoài ra bọt trong quá trình ăn dặm thì người nhà cần rà soát các loại thực phẩm bé đã sử dụng cũng như quy trình chế biến để đảm bảo vệ sinh cũng như loại trừ các trường hợp bé dị ứng với thức ăn.

Xem thêm: Bỏ Túi Cách Tiêu Đờm Ở Trẻ Sơ Sinh, Cách Làm Long Đờm, Tống Đờm Ra Khỏi Cổ Bé!

3. Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có nguy hiểm không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt thường khá phổ biến tại Việt Nam và dễ dàng điều trị tuy nhiên nếu chúng ta không đủ kiến thức hoặc không điều trị sớm khi có các triệu chứng đầu tiên sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Có thể nói bé sơ sinh đi ngoài ra bọt là triệu chứng bệnh cấp tính khá nghiêm trọng.

Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất nước nhanh và nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy hô hấp, suy nội tạng,… Đây là bệnh cấp tính cần được xử lý nhanh chóng với thời gian sớm nhất để tránh biến chứng nên bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện biểu hiện quấy khóc đi kèm đi ngoài ra bọt.

4. Làm thế nào để phòng tránh tình trạng đi ngoài ra bọt?

4.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh các loại vật dụng

Việc vệ sinh các vật dụng sử dụng trực tiếp hoặc cho trẻ cầm nắm như đồ chơi là rất quan trọng để đảm bảo trẻ không bị nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và hệ tiêu hoá. Đối với các loại bình sữa, núm ti, muỗng, chén ăn dặm cần được vệ sinh và tiệt trùng bằng các phương pháp như sử dụng nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng để đảm bảo vô khuẩn trước khi đưa vào miệng của trẻ.

*

Làm gì để phòng tránh tình trạng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Các loại đồ chơi hoặc gấu bông xung quanh mà trẻ tiếp xúc hàng ngày cũng cần được giặt giũ, rửa sạch thường xuyên từ 2 – 3 lần/ tuần. Điều này vừa đảm bảo tránh các bệnh tiêu hoá mà còn giúp hệ hô hấp của trẻ tránh bụi bẩn tối đa. Cùng với đó, những người thân trong gia đình thường tiếp xúc trực tiếp với trẻ cũng cần vệ sinh tay thường xuyên hoặc sử dụng nước diệt khuẩn để không lây nhiễm vi khuẩn vào cơ thể trẻ.

4.2. Chú ý chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mà trẻ sơ sinh hấp thụ hàng ngày. Khi các mẹ đang cho con bú thường sử dụng nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị,… thiếu các chất dinh dưỡng, chất xơ trong bữa ăn cũng khiến trẻ sơ sinh khi bú sữa sẽ dễ gặp tình trạng đi ngoài.

Bên cạnh đó, dòng sữa đầu của mẹ thường khá lỏng vì chứa nhiều lượng nước và có ít chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ đi ngoài. Chính vì thế, mẹ nên bỏ sữa đầu để cho trẻ dùng phần sữa mẹ đặc hơn để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá.

4.3. Bổ sung các loại vitamin, dinh dưỡng cần thiết cho con

Trong quá trình ăn dặm của trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý bổ sung các loại vitamin từ rau củ quả và cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cùng với đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý và chú ý về vấn đề dị ứng thực phẩm trong các bữa ăn để tránh tình trạng đi ngoài. Khi chế biến thực phẩm, chúng ta cũng cần lưu ý về vấn đề vệ sinh và chất lượng các loại thực phẩm để hạn chế nhiễm khuẩn do thức ăn không đảm bảo chất lượng, vệ sinh.

Xem thêm: Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh – Bỉm Sơ Sinh Giá Tốt Tháng 7, 2021 Tã & Bô Em Bé

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhé. Mời bạn tham khảo thêm các thông tin bài viết về sức khoẻ khác trên website của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mẹ & Bé

Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Ra Bọt Có Nguy Hiểm Không? Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Nhiều Lần Có Bọt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế icreo.com.vn Hải Phòng.

Đang xem: Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có nguy hiểm không?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên trẻ rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy với biểu hiện đi ngoài nhiều lần có bọt. Hiểu đúng về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của con mình.

Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi cầu sau mỗi lần bú mẹ. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 5 – 7 lần/ngày. Phân của trẻ có màu vàng sậm, hơi sệt. Nếu trẻ đi ngoài ra phân lỏng, phân có bọt, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì có thể là trẻ đã bị tiêu chảy.

Biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy gồm:

Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài liên tụcTrẻ bú kémTrẻ quấy khóc do đau bụngTính chất của phân thay đổi: phân lỏng, nhiều nước, phân có bọt, phân có dịch nhầy, phân chuyển màu…Trẻ sốtNôn, trớ

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể tự hết trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể diễn biến rất nhanh dẫn đến mất nước quá nhiều, gây suy thận và suy hô hấp. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện kèm biểu hiện sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi đi ngoài ở trẻ sơ sinh như: rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa, hấp thu dưỡng chất kém… Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì nguyên nhân gây tiêu chảy còn có thể do mẹ ăn quá nhiều thức ăn có tính nhuận tràng hoặc phản ứng của thuốc.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có bọt
Viêm đường ruột là một trong các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

3. Xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Khi bị tiêu chảy, trẻ thường quấy khóc, bú kém, đau bụng. Đi ngoài quá nhiều khiến trẻ bị mất nước dẫn đến mệt mỏi. Trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên cha mẹ cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ khám, chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Lưu ý, không tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào, kể cả men tiêu hóa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy.

4. Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều vi khuẩn gây hại.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình Liên Tục, Triệu Chứng Vặn Mình, Đỏ Mặt Ở Trẻ Sơ Sinh

Sữa mẹ được thiết kế phù hợp cho sự phát triển và giúp hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện. Do đó, nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để phòng chống tiêu chảy cũng như nhiều bệnh lý khác. Trẻ được bú sữa mẹ có tỷ lệ bị tiêu chảy ít hơn trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ không được bú mẹ hoàn toàn.

Ngoài ra, người mẹ trong quá trình mang thai cũng nên chăm sóc thai sản tốt, tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ, hạn chế nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh.

Trong thời gian cho con bú, đặc biệt là trong 1 – 2 tháng đầu, người mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vì các thức ăn mà mẹ ăn sẽ chuyển hóa thành sữa. Người mẹ nên ăn các thức ăn lành tính như: thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm… hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, chưa hoàn thiện nên khi trẻ đi ngoài nhiều lần, với màu sắc phân bất thường thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Nhi để các bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Sau đó, các bác sĩ có thể chỉ định trẻ sử dụng thuốc trong một số trường hợp cần thiết, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào, kể cả men tiêu hóa, thuốc cầm tiêu chảy để tránh tình trạng dị ứng, tương tác thuốc,…

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế icreo.com.vn, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với các ưu điểm vượt trội sau đây:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, icreo.com.vn cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: icreo.com.vn đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, icreo.com.vn còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Xem thêm: Cách Pha Thuốc Nhuộm Tóc Màu Hồng Lên Màu Đẹp Và, Tổng Hợp Các Công Thức Nhuộm Tóc Màu Hồng

Bên cạnh những ưu điểm trên, hiện nay icreo.com.vn còn trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại, hệ thống máy móc y tế đạt chuẩn, không gian vô trùng, tránh được sự lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình thăm khám, điều trị bệnh. Các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ y tế tại icreo.com.vn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button