Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ : Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là triệu chứng khá phổ biến và thường lành tính. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan và không nhanh chóng có biện pháp điều trị có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nổi mẩn ở toàn thân thì tốt nhất nên cho trẻ đến thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là biểu hiện thường gặp do làn da của bé khi mới sinh rất yếu và mỏng manh. Tình trạng này thường lành tính nhưng lại gây ra những tổn thương trên bề mặt như đau rát, khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí có thể gây nhiễm trùng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ vì rôm sảyHiện tượng rôm sảy không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà còn thường thấy ở trẻ đã vài tuổi vào những ngày thời tiết nắng nóng. Nguyên nhân của tình trạng này là lượng mồ hôi trên cơ thể trẻ tiết ra quá nhiều kết hợp với bã nhờn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Từ đó, trên cơ thể bé sẽ xuất hiện những vùng mẩn đỏ như ở cổ, mặt, lưng, bụng,…
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là biểu hiện của bệnh Rôm sảyRôm sảy có biểu hiện các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt, khiến trẻ cảm thấy khó chịu do ngứa rát, châm chích. Tuy nhiên, nếu trẻ nổi mẩn đỏ do rôm sảy thì cha mẹ không cần lo lắng bởi chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày. Trẻ bị hăm da ở cổ Hăm da là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở nách, bẹn. Tuy nhiên, ở một số bé có cơ thể mập mạp, bụ bẫm thì hăm da còn có thể thấy ở cổ do các nếp gấp nhiều mô hôi và sự cọ xát nhiều của cằm với cổ.Hăm da khiến bé bị nổi mẩn đỏ, ở đầu mụn có dịch nước. Tình trạng này không tự biến mất, nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây lở loét và tổn thương da nghiêm trọng. Trẻ không kịp thích ứng với thời tiết thay đổiHệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên thời tiết thay đổi nhanh chóng thì trẻ không thích ứng kịp. Vì vậy, tình trạng này khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở cổ, bụng, lưng hay có thể là toàn thân. Nhiều trẻ bị dị ứng nghiêm trọng còn xuất hiện tình trạng sốt, ho, sổ mũi,…Thông thường, trẻ bị dị ứng thời tiết có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu kéo dài không khỏi cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và có biện pháp chữa trị. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ do chàm sữa Bệnh chàm sữa thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện là bé xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti, rìa xung quanh có vảy tại cổ, mặt, chân, tay. Ở diễn biến nặng, đầu mụn các nốt đỏ có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng.
Đang xem: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Chàm sữa là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổChàm sữa là bệnh lý sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cần lưu ý vệ sinh cho trẻ thường xuyên, sạch sẽ và đúng cách. Nước bọt thừa hoặc vệt sữa khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ Việc cho trẻ bú sữa mẹ hay sữa bình rất dễ vô tình làm sữa chảy xuống cổ. Hay trong giai đoạn mọc răng, trẻ tiết rất nhiều nước bọt, chảy xuống và đọng lại ở cổ. Vì vậy, vệt sữa hoặc nước bọt chảy xuống cổ bé mà không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến kích ứng da và nổi mẩn đỏ. Viêm da tiết bã Trẻ bị nấm Malassezia furfur hay rối loạn tuyến bã nhờn có thể dẫn đến viêm da tiết bã. Khi đó, một số vùng da như cổ, mặt, bẹn, đầu sẽ bị tổn thương mà xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ do viêm da tiết bã không làm trẻ khó chịu do không gây ngứa. Bệnh lý này không cần điều trị, sau một thời gian sẽ tự hình thành vảy và bong tróc. Sốt phát ban Trẻ bị sốt phát ban cũng sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở cổ, lưng, bụng hay toàn thân. Tuy nhiên, các nốt mẩn đỏ này không gây ngứa ngáy hay khó chịu và sẽ tự biến mất hoàn toàn sau khi trẻ cắt sốt. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ do dị ứng với hóa chất và mỹ phẩm Đôi khi các loại mỹ phẩm mà mẹ sử dụng cũng vô tình gây kích ứng cho trẻ. Khi đó, trẻ dễ nổi mẩn đỏ ở nhiều vùng trên cơ thể như chân tay, cổ, mặt,… Nếu phát hiện nguyên nhân và tránh không cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm gây kích ứng thì trẻ sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ nguy hiểm như thế nào? Có tự khỏi được không?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ thường lành tính và sẽ tự phục hồi chỉ trong một thời gian ngắn nếu bố mẹ chăm sóc và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ thường xuyên, đúng cách. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan và bỏ qua có thể diễn biến nghiêm trọng hơn và khó điều trị. Từ đó, da của trẻ có thể bị tổn thương nặng, thậm chí gây nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn.
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổỞ một số trường hợp ít gặp, trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa kéo dài và chuyển sang mãn tính. Gặp những tác động từ môi trường hay thời tiết, bệnh của trẻ sẽ tái phát nhiều lần, sức khỏe và tâm lý bị ảnh hưởng nhiều, không tốt cho quá trình phát triển của bé.Do vậy, tuy là những biểu hiện lành tính nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ. Đặc biệt, khi xuất hiện kèm các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục, tiêu chảy, ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc nhiều,… cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Đối với trẻ sơ sinh, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu nên để khắc phục tình trạng này phải ưu tiên lựa chọn các biện pháp an toàn, hạn chế việc sử dụng thuốc, tránh sự ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu diễn biến nặng và phức tạp thì cha mẹ vẫn phải sử dụng thuốc cho con, tránh bệnh kéo dài lâu gây mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của trẻ mà ba mẹ có thể lựa chọn một số phương pháp dưới đây để điều trị cho con:
Không tiếp xúc với các tác nhân gây tình trạng dị ứng
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ do các tác nhân bên ngoài tác động thì có thể cải thiện nhanh chóng bằng cách ngừng cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân đó. Do vậy, cha mẹ cần phải tìm ra và tránh xa các tác nhân có thể gây bệnh như:
Cho trẻ vui chơi ở không gian sạch sẽ, thoáng đãng, tránh tiếp xúc bụi bẩn Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với một số tác nhân dễ gây kích ứng như: lông chó mèo, phấn hoa, hóa mỹ phẩm,… Vệ sinh môi trường sống xung quanh và cơ thể trẻ thường xuyên để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn, bụi bẩn,… Mẹ nên hạn chế ăn các nhóm thực phẩm chứa quá nhiều đạm và dễ gây kích ứng như hải sản, đồ sống.
Xem thêm: Thị Trường Chứng Khoán Là Gì, Hiểu Biết Đúng Đắn Về Thị Trường Chứng Khoán
Chữa mẩn ngứa ở trẻ bằng các mẹo dân gian
Mẹo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên nên an toàn và ít gây hại cho trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn một số phương pháp sau: Dùng gel nha đam tươi để bôi lên vùng da bị nổi mẩn: Nha đam nổi tiếng là loại cây có công dụng làm dịu, mát da nhanh chóng. Cha mẹ hãy dùng phần gel trong suốt (không dùng phần vỏ) để thoa lên vùng cổ của trẻ. Sau 15 phút rửa sạch da với nước ấm, tình trạng mẩn đỏ sẽ được khắc phục nhanh chóng. Tắm cho trẻ bằng nước lá tía tô, kinh giới, lá khế: Các loại lá này có công dụng giảm mẩn ngứa, tiêu viêm an toàn và hiệu quả. Sử dụng một nắm lá rửa sạch và đun sôi với nước, hòa thêm với nước lạnh để nhiệt độ cân bằng và tắm cho trẻ. Cha mẹ duy trì tắm hàng ngày cho đến khi trẻ dứt hẳn tình trạng nổi mẩn đỏ.
Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở mông Sử dụng phương pháp chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Dùng 2-3 viên đá bọc bằng lớp khăn vải sạch và chườm trực tiếp lên vùng cổ bị mẩn đỏ của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, từ 3 đến 4 phút để trẻ không bị nhiễm lạnh.
Chữa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ bằng thuốc Tây
Nếu trình trạng nổi mẩn đỏ kéo dài, thử các phương pháp dân gian không có tác dụng, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, hãy cho trẻ tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị. Thông thường, các loại thuốc Tây thường được kê để khắc phục nổi mẩn đỏ bao gồm: Thuốc Corticoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sử dụng bôi trực tiếp lên da. Thuốc kháng Histamin thể H1. Các loại kem có công dụng dưỡng ẩm và phục hồi làn da. Thuốc bôi bề mặt da có chứa thành phần Menthol.Trong quá trình sử dụng thuốc Tây để điều trị mẩn ngứa, cha mẹ phải lưu ý một số vấn đề: Tuyệt đối tuân thủ đúng loại thuốc, liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không sử dụng quá liều để trẻ nhanh khỏi. Chỉ dùng thuốc bác sĩ kê đơn, không tự ý mua thêm thuốc bên ngoài cho con dùng. Theo dõi phản ứng của trẻ trong quá trình dùng thuốc, nếu có biểu hiện bất thường cần ngay lập tức dừng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm, tránh những biến chứng nguy hiểm, khó lường.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Đông y là phương pháp được nhiều cha mẹ ưa chuộng hiện nay bởi an toàn và hiệu quả trong việc điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ. Đông y tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, có thể điều trị tận gốc, ngăn ngừa tái phát trở lại. Đặc biệt, các loại thảo dược tự nhiên thường lành tính, không gây hại đến làn da và sức khỏe của bé.Một số loại thảo dược thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ cho trẻ như thục địa, ké đầu ngựa, xuyên khung, kim ngân hoa, phòng phong,… Tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa, các lương y sẽ lựa chọn và bốc các loại dược liệu với liều lượng phù hợp.Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y trị mẩn đỏ ở cổ như Mề đay Đỗ Minh, Tiêu ban giải độc thang hoặc bài thuốc của Tổ Hợp Y Tế Cổ Truyền Biện Chứng Quân Dân 102 để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Trẻ Bị Táo Bón Nên Uống Sữa Gì, 6+ Loại Sữa Mát Dành Cho Trẻ
Lưu ý: Mặc dù phương pháp Đông y lành tính và an toàn nhưng cha mẹ không được tự ý sử dụng dược liệu cho con. Hãy đưa trẻ tới thăm khám để được chẩn đoán chính xác và kê thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.